Trang

23 tháng 3, 2012

Điêu đứng vì... "còn trinh"

Chưa bao giờ báo chí và dư luận lại sôi sùng sục vì chữ "trinh" đến thế. Có cô dâu bị trả lại vì bị nhà chồng coi là đã "mất trinh", trong khi đó, ở Liên hoan phim Cánh Diều Vàng 2011, có nhiều bộ phim bị đánh trượt vì chưa từng được "sờ mó" đến.



Kể cũng kỳ khôi, người thì thích chữ "trinh", trọng chữ "trinh". Nhưng kẻ cũng vì một chữ "trinh" mà điêu đứng túng quẫn. Cũng chính vì chê là "phim còn trinh" nên tuần qua trong giải "Cánh diều vàng 2011", ban giám khảo đã quyết định loại thẳng tay bộ phim "Thái sư Trần Thủ Độ".



Sở dĩ nói bộ phim này vẫn "còn trinh" là bởi dù người nhà thì xem đi xem lại nát ra rồi đấy. Cũng đủ ban bệ những ông to bà lớn ngồi duyệt lên duyệt xuống. Mà lại càng chẳng lo gì đến chuyện sai lệch hay xuyên tạc lịch sử hay chuyện biến tấu phạm vào chính trị.

Bởi "Thái sư Trần Thủ Độ" được "đẻ ra" từ Ban chỉ đạo Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội. Chỉ cần nhìn tên "bà mẹ" đã sinh ra nó, công chúng và cả các cơ quan kiểm duyệt phim hẳn phải an tâm. Không an tâm về tính "lương thiện" của "Thái sư Trần Thủ Độ" thì có lẽ chẳng có phim Việt Nam nào có thể khiến người ta an tâm được.

Thế nhưng, dường như chính bởi được sinh ra từ bà mẹ "quyền cao chức trọng" nên "con gái" mới mãi… còn trinh. Cho đến giờ phút này, 2 năm sau thời gian dự tính ra mắt, bộ phim vẫn như nàng "công chúa cấm cung".

Không tìm được đường lên sóng, dù cho Ban chỉ đạo đại lễ 1.000 năm Thăng Long cũng như UBND TP. Hà Nội đã ra sức thương lượng với cả hai đài VTV và HTV (Hà Nội).

Cũng trong tình cảnh điêu đứng vì "còn trinh" là bộ phim "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long". Tổng chi phí của phim này đã lên tới khoảng 109 tỷ đồng. Làm một phép tính đơn giản, với 109 tỷ đồng cho 19 tập phim, mỗi tập phim (với độ dài 45 phút phát sóng) tiêu tốn khoảng... hơn 5 tỷ đồng. Mỗi phút phát sóng tương đương khoảng hơn 100 triệu đồng. Nhìn vào con số này sẽ khiến cho tất cả những công ty quảng cáo và sản xuất phim ảnh ở Việt Nam... chóng mặt.



Nguồn cơn cho đến ngày hôm nay thì không ai rõ, tại sao bộ phim này cứ mãi vẫn là một "cô gái đồng trinh", khi năm lần bảy lượt bị đình đốn việc lên sóng truyền hình.

Sức ép từ dư luận, đôi khi cũng là chuyện rất phi thực tế, bởi cho đến giờ chưa ai được xem phim ngoài hội đồng duyệt. Nhưng chết vì cái tội, lắm cha… phim khó lên sóng. Ngay khi tung trailer phim lên mạng, chưa rõ "ngô khoai" ra sao… phim lập tức bị gắn mác… phim Tàu nói tiếng Việt.

Chết tội phim được làm tại Trung Quốc, bối cảnh Trung Quốc, đạo diễn và đồng kịch bản cũng người Trung Quốc. Nhìn vào đó, người ta mặc nhiên gắn mác… phim Trung Quốc cho nó, không cần bàn cãi nhiều.

Thêm vào đó, phim lại vấp phải sự phản đối có tính toán của một số nhân sĩ, tri thức có chút tiếng tăm. Chính bởi những "ông bố khó tính này" nên "cô con gái" ngày càng héo mòn trong cảnh vẫn còn "trinh trắng".

Ở trường hợp của 2 bộ phim trên chữ "trinh" thật đáng sợ. Nó chẳng khiến người trong cuộc tự hào mà khiến họ điêu đứng. Chữ "trinh" bó buộc số phận của hai tác phẩm cổ trang có mức đầu tư khủng này suốt thời gian qua khiến chúng héo mòn và hao hụt. Bởi tiền đâu mà làm phim đắp chiếu để đấy?



Lick vào đây dự đoán tỷ số, đăng ký

By Unknown with

    • Popular
    • Categories
    • Archives