Trang

13 tháng 7, 2013

Đi tới chiến thắng ... từ thất bại


Hẳn sẽ rất nhiều người đang cảm thấy luyến tiếc cho những tài năng trẻ từ lò đào tạo La Masia mà Barca không thể tận dụng, những người rất tài năng như Krkic, Dos Santos hay Thiago. Nhưng có ai đặt câu hỏi: thế ngày xưa, những Xavi, Puyol hay Iniesta đã “ngoi” lên đội 1 để rồi trụ lại ở đó trong cả thập kỷ như thế nào?



1. Thế hệ ấy khác thế hệ này ra sao để số phận rẽ theo 2 hướng khác nhau như thế? Câu trả lời: Xavi và Puyol đã xuất hiện trong một giai đoạn khó khăn của Barca.

Quãng năm 2000 đến 2003, dưới thời chủ tịch Joan Gaspart, Barca là một CLB nghèo khó. Họ đứng bên bờ vực phá sản và không thể giữ vị thế trong nhóm những CLB hàng đầu tại Tây Ban Nha. Thời ấy, đến Figo họ cũng không giữ chân nổi (để anh sang Real). Đội hình chỉ còn 3 cầu thủ nước ngoài xứng đáng gọi là ngôi sao đẳng cấp: Cocu, Rivaldo và Kluivert.

Xavi và Puyol khác hẳn với những Thiago hay Bartra bây giờ. Họ nghiễm nhiên trở thành trụ cột của CLB, một phần tất nhiên là vì họ giỏi, một phần là vì thời thế. Thời thế không cho phép chủ tịch Gaspart đưa về những ngôi sao hàng đầu nữa. Ông phải tận dụng tối đa những cầu thủ tự đào tạo được.

Mùa 1999/2000, Pep Guardiola chấn thương và chính thức đánh dấu sự trượt dốc trong những ngày cuối của sự nghiệp cầu thủ. Ai được chọn để thay thế anh? Xavi, một cầu thủ chưa đầy 20 tuổi mới lên đội 1 được đúng 1 năm.

Ở đây, thất bại chính là mẹ thành công theo một nghĩa hoàn toàn khác với câu tục ngữ: chỉ có một thời kỳ thất bại mới cho người ta thời gian để xây dựng lại mọi thứ thật quy củ.



2. Barca bây giờ có tiền, và cho dù có khuyết vị trí nào, họ cũng không thể trao cơ hội cho những cầu thủ trên dưới 20 tuổi nữa. Họ sẽ chi ra 24 triệu euro và trả lương 7 triệu euro một mùa để có Thierry Henry, thay vì trao cơ hội cho Jeffren. Cầu thủ 20 tuổi của lò La Masia vì thế có lúc phải ra sân trong vai trò của một... hậu vệ cánh phải cho dù anh đá cùng vị trí với Henry.

Barca bây giờ có uy danh, và các ông chủ tịch sẽ phải tạo ra các hợp đồng bom tấn để kiếm lá phiếu bầu. Một quá trình trưởng thành kéo dài 3-4 năm của Thiago Alcantara sẽ không thể gây phấn khích cho các cử tri bằng việc đùng một cái, Cesc Fabregas đặt chân đến Nou Camp. Cho dù chưa biết trong 2 lựa chọn ấy, thì cái gì tốt nhất cho tương lai của Barca.


Tương tự, việc mua Neymar là điều bắt buộc với vị thế của Barca ngày hôm nay, cho dù điều đó đồng nghĩa với việc đẩy Tello ra xa Nou Camp hơn.

Thành công ở đây kiềm chế thành công (trong tương lai). Một đội bóng lớn như Barca không thể dừng lại một giây phút nào. Họ không còn là CLB suýt phá sản của năm 2000 để có thể tin tưởng những cầu thủ trẻ nữa. Mà cầu thủ trẻ thì cần môi trường để phát triển.

3. Nếu nhìn nhận từ góc độ ấy, thì cho dù chất lượng đào tạo của lò La Masia không giảm sút, sẽ rất khó để nó tái lập nên kỳ tích trong quá khứ, tạo ra cả một thế hệ thống trị bóng đá châu Âu.

Thế hệ ấy thực ra đã được tạo ra bởi thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Sự sa sút của Barca quãng đầu năm 2000 cũng là một dạng “thiên thời” mà bây giờ đang không có.

Hãy nhìn sang Bayern, Man United, Juventus, Dortmund... để hiểu rằng để có một quãng thăng hoa, người ta luôn cần một quãng dừng. Không thể thăng hoa liên tục được.

By Unknown with

    • Popular
    • Categories
    • Archives