Trang

28 tháng 9, 2012

Bức tranh hai mặt của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam


hững khó khăn về kinh tế khiến các doanh nghiệp hiện đang sở hữu đội bóng ở V-League không đảm bảo đủ kinh phí tham dự giải mùa tới. Bóng đá Việt Nam đang gặp phải giai đoạn khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây và có nguy cơ trở lại thời bao cấp.
Trào lưu dọa “vỡ”
Kề từ ngày giải bóng đá VĐQG Việt Nam khoác lên mình chiếc áo chuyên nghiệp do các CLB được các doanh nghiệp tài trợ, đứng tên và trực tiếp điều hành, giải đã có nhiều thay đổi, khởi sắc hơn và cũng hay hơn. Các ông chủ đã mạnh tay chi tiền để mua về các cầu thủ ngoại và không ngại thưởng nóng với số tiền lớn. Đây là mà điều mà trước đây khi đội bóng còn thuộc quyền quản lý của ngành thể thao địa phương không có được. Tuy nhiên, khi những ông chủ gặp khó khăn về kinh tế thì người ta mới lo ngại về số phận của mỗi đội bóng.
Khởi động cho phong trào “vỡ đội” bắt đầu từ khi ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch CLB BĐ Hà Nội, bị bắt. Nhiều cầu thủ đã lo lắng không biết tương lai ra sao khi ông chủ của mình vướng vào lao lý. Tin đó càng rộ lên những ngày qua khi thông tin giải tán CLB BĐ Hà Nội được truyền tai nhau nhanh chóng. Tuy nhiên, GĐĐH Lê Xuân Thông khẳng định, CLB sẽ tập trung trở lại vào đầu tháng 10 tới.
Những thông tin về việc bầu Thụy, bầu Hiển bỏ bóng đá cũng khiến không ít người lo lắng, nhất là những người có trực tiếp liên quan. Việc bầu Hiển dọa bỏ bóng đá được xem như sự đáp lại việc VFF đang mạnh tay triệt bỏ tình trạng “một ông chủ 2 đội bóng”, mà trực tiếp là hướng đến ông bầu này. 

Tương lai của CLB BĐHN đang là một dấu hỏi lớn. Ảnh: V.S.I
CLB N.SG của tiền vệ Tài Em cũng đang lao đao khi mùa giải mới sắp đến nhưng kế hoạch tập trung cho mùa bóng mới chưa được ấn định, tiền lương và thưởng CLB còn nợ khiến các cầu thủ N.SG lo sốt vó.
Theo kế hoạch ban đầu, ngày 19/9, đội N.SG và cầu thủ sẽ tập trung trở lại chuẩn bị cho V-League 2013. Tuy nhiên, vào giờ chót, việc tập trung bị phá sản bởi không ai liên lạc được với Chủ tịch CLB Nguyễn Vĩnh Thọ.
Theo các cầu thủ, hiện CLB vẫn còn nợ tiền lương tháng 8 và 9, tiền thưởng cho 10 trận hòa và thắng từ đầu lượt về V-League 2012 đến nay. Trước tình hình bi đát của đội bóng, nhiều cầu thủ trong đội và cả HLV Phạm Công Lộc cũng muốn ra đi, nhưng do còn vướng hợp đồng nên chưa thể.
Là người đầu tiên chắp bút xây dựng quy chế bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, ông Phạm Ngọc Viễn, Phó Chủ tịch VFF, khẳng định, những bước đi của bóng đá Việt Nam trong hơn 10 năm lên chuyên là rất đúng hướng và vẫn phát triển bình thường. Có chăng sự phát triển thời gian qua là phát triển nóng, nhưng đó cũng là tất yếu trong nền kinh tế thị trường.
“Bóng đá chuyên nghiệp cũng là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, nên khó tránh khỏi quy luật phát triển nóng cùng với nền kinh tế những năm qua, đó cũng là chuyện bình thường. Vấn đề còn lại, các CLB cần có sự gắn kết chặt chẽ với các địa phương để cùng làm bóng đá hơn nữa”, ông Viễn nhấn mạnh.
Nhiều người cho rằng, nếu các ông bầu bóng đá bỏ bóng đá, VFF và VPF cũng cần phải có những động thái cụ thể để giúp các đội bóng. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng những khó khăn của các ông bầu là việc riêng của họ.
Bóng đá chỉ là một phần trong hoạt động kinh doanh của mỗi ông chủ. Đội bóng cũng giống như doanh nghiệp, mỗi năm đều có kế hoạch hạch toán kinh phí bao nhiêu cho bóng đá, rồi dùng tiền đó như thế nào, làm việc gì, đầu tư vào đâu là chuyện mà người ngoài không thể có ý kiến.
Còn với Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ, ông cho biết VFF sẽ hỗ trợ hết mức với các đội bóng đang khó khăn. Theo ông, vì khó khăn mà đòi dừng giải đấu là ý nghĩ tiêu cực. Mùa giải 2013 sẽ vẫn diễn ra bình thường.

By Unknown with

    • Popular
    • Categories
    • Archives